Bạch quả là một loại thuốc đông y quý có nhiều tác dụng trong chữa bệnh nhưng chưa được nhiều người biết đến. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách chế biến dược liệu từ bạch quả nhé.

Mục lục
Cây bạch quả
Tên phổ thông của cây là bạch quả, nhiều địa phương còn có tên gọi khác như ngân hạnh, áp cước tù, công tôn thụ, …Khoa học gọi là Ginkgo biloba L, cây thuộc họ Ginkgoaceae.
Đặc điểm của loài cây này là mỗi cây chỉ có độc nhất hoa cái hoặc hoa đực. Hoa cái thụ phấn từ hoa đực để ra trái. Quả hình trứng, nhỏ bằng quả mận nhưng có mùi khét khó chịu. Lá cây um tùm tươi tốt, không bao giờ bị nấm ký sinh hay mối mọt. Cây sinh trưởng ở nhiều nơi như Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Pháp. Ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở Sa Pa – Lào Cai.
Thành phần dược liệu của bạch quả
Ở cây ngân hạnh, các nhà thuốc chỉ dùng lá, quả và nhân hạt để chế thành dược liệu.
Hạt bạch quả:
Khi quả chín, bỏ lớp thịt của quả, lấy hạt, rửa sạch, phơi khô. Dùng nhân bên trong hạt, sau khi trụng qua nước sôi và sấy khô thì sử dụng trực tiếp hoặc sao vàng. Nhân hạt không có mùi, vị ngọt hơi đắng.
Lá bạch quả:
Lá cây có chứa các hợp chất flavonoid và các tecpen. Ngoài ra còn dồi dào một số axit hữu cơ như hydroxykynurenine, kynurenic, parahydroxybenzoic, vanillic.
Cách chế biến bạch quả thành dược liệu

Quả
– Trực tiếp thu hoạch quả chín và ăn sống giúp bệnh nhân ích khí, ích phổi, tiêu đờm, giảm hen, giảm ho. Bên cạnh đó những người bị hư tiểu tiện, khí hư, bạch đới cũng cải thiện được tình trạng. Khi bị say rượu, trúng dược độc, bị côn trùng cắn, công tôn thụ chín giúp giải quyết được vấn đề. Chỉ nên ăn một vài quả, không nên làm dụng nhiều.
– Bọc trái ngân hạnh trong lá ngải cứu, bên ngoài bọc bằng giấy ướt rồi đem nướng chín. Sau khi bỏ hết giấy, bỏ hết lá ngải, cho những người bị cảm lạnh, ho có đờm, thở khò khè ăn 7 quả trong 3-4 ngày là hết bệnh.
– Ăn kết hợp giữa quả sống và quả chín để trị bệnh đi tiểu nhiều, tiểu tiện trắng đục.
Thịt bạch quả
Để chữa nhọt to, dùng thịt bạch quả kết hợp với nếp và mật ong, nấu cách thủy và đem uống.
Nhân hạt bạch quả
-Sau khi phơi khô hạt, tách lấy nhân bên trong rồi nghiền nhỏ. Nấu chín nhân hạt với trứng gà rồi cho trẻ bị tiêu chảy ăn là đỡ.
-Lấy nhân hạt rang chín, nhai kỹ nuốt chậm ngày ăn 5-7 nhân để trẻ chữa đái dầm.
-Nấu chín nhân hạt rồi cho thêm đường hoặc mật ong cho dễ ăn, điều trị bệnh ho suyễn, ho lao phổi.
-Kết hợp nhân hạt cùng với hạt ý dĩ nấu chung với đường phèn, dùng cho người bệnh bị mụn hạt cơm.
-Nghiền thành bột các nguyên liệu như nhân hạt, hạt sen bỏ tâm và gạo nếp, sau đó nhồi vào trong lòng gà đen đã làm sạch và đem đi hầm chín. Phụ nữ suy nhược, ra khí hư ăn lúc đói sẽ rất tốt.
Cao bạch quả
Bạch quả được chế làm cao dưới dạng ống hoặc viên nang dùng để chữa các chứng liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não. Người cao tuổi mắc bệnh kém trí nhớ, hay cáu gắt, người trẻ tuổi ngủ không đủ giấc nên kém tập trung, chóng mặt, đau đầu.
Lưu ý khi dùng bạch quả

Bạch quả tuyệt đối không được dùng làm thuốc đối với người đang dùng các loại thuốc như Aspirin, Monoamin oxidaza (MAOI). Phụ nữ đang mang thai cần có sự chỉ định của bác sỹ.
Thịt quả có độc, không ăn được. Vỏ quả phải được lấy nhân bên trong mới dùng được.
Biết cách sử dụng và chế biến các thành phần bạch quả thành dược liệu quý là chúng ta đã có thêm nhiều phương pháp để trị bệnh trong dân gian.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “BẠCH QUẢ”