Ung thư – Bệnh ung thư là gì? Kiến thức chuyên sâu về ung thư

ung thư ác tính

Tìm hiểu về bệnh ung thư – Kiến thức chuyên sâu về ung thư

Ung thư, tiếng Hán là “Nham” được sử dụng rất sớm từ đời nhà Tống. Trong quyển “Vệ Tế Bảo Thu”, nó được miêu tả như một loại khối u đưa con người vào chỗ chết, có sách miêu tả nó như một loại đá cứng.
Ung thư trong tiếng Anh là “Cancer”, có nghĩa là “con cua”. Tại sao gọi ung thư là con cua? Bởi vì bệnh này phát ra không có quy luật, không có giới hạn rõ ràng, giống như sự đi ngang ngược của con cua, hoành hành bá đạo, không bị một sự ràng buộc, khống chế nào, tùy ý sinh sôi nảy nở. Nó có thể lan rộng ra chung quanh, bất kể đó là chất xương cứng như đá, hay dai như gân hay da trâu bò, đều bị các tế bào của loại bệnh “Cua” này ăn hết. Sự phát triển của loại tế bào này theo một tốc độ cực nhanh, làm cho bạn khó tưởng tượng nổi. Cho đến ngày nay, chúng ta vẫn chưa tìm ra loại thuốc đặc trị nào có thể hoàn toàn tiêu diệt được căn bệnh ung thư quái ác này.

ung thư
ung thư

Mục lục

1. Ung thư thực sự là gì?

Nói một cách tổng quát, ung thư là một loại bệnh mà có thể dưới tác dụng của các nhân tố ung thư, các tổ chức tế bào cục bộ tăng nhanh một cách lạ thường, hình thành một loại sinh thể mới. Tế bào ung thư là một loại tế bào tăng trưởng dị thường. Sao gọi là “tăng trưởng dị thường”? Đó là so sánh với sự sinh trưởng bình thường của các tế bào khỏe mạnh. Tế bào của cơ thể con người có quá trình sinh trưởng, phát triển, già nua và chết. Một tế bào bị lão hóa rồi chết đi thì sẽ có một tế bào khác sinh ra thay thế cho nó để duy trì tổ chức của cơ thể, duy trì các chức
năng bình thường của các cơ quan. Cho nên, trong có thể con người, đại bộ phận tế bào đều sinh trưởng và tăng gia. Nhưng tế bào bình thường gia tăng một cách có hạn chế, cơ thể có thể tự khống chế được chúng, còn tế bào ung thư thì tăng trưởng không như thế. Một khi nguyên tắc tự khống chế của cơ thể bị phá huỷ, tế bào ung thư có thể tăng trưởng một cách vô giới hạn.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh ung thư?

a. Nhân tố ngoại giới gây ra ung thư:

– Các chất hóa học dẫn tới ung thư như: các loại aromatic amine, nitrosoamine, thạch tín, crom, cadimi, niken (kền), v.v…
– Các hiệu ứng vật lý dẫn tới ung thư như: bức xạ điện ly, ánh sáng mặt trời và tia tử ngoại, v.v…

– Các sinh vật dẫn đến ung thư như: các loại bệnh độc, ký sinh, và các bệnh viêm mãn có tính kích thích.

Tìm hiểu thêm:  cách phòng ngừa ung thư gan bằng cao atiso 

b. Nhân tố nội tại gây ra ung thư:

– Nhân tố di truyền.

– Nhân tố chùng tộc.

– Giới tính và tuổi tác.

– Kích thích tố.

– Nhân tố miễn dịch.

3. Khối u lành tính và khối u ác tính được phân biệt như thế nào?

KHỐI U LÀNH TÍNH

*Nhìn dưới kính hiển vi:

Hình thái tương tự như tổ chức bình thường.
*Cách thức sinh trưởng

Sinh trưởng có tính bành trướng rất to, giới hạn thấy rõ ràng.
*Màng bao:

Hoàn chỉnh.

* Mặt ngoài: Trơn láng.
*Tốc độ sinh trưởng:

Sinh trưởng chậm, có khi sinh trương đến một mức dộ nào đó thi ngừng, hoặc khối u tự tan mất.
*Di chuyển:

Không di chuyển.

*Tái phát:

Sau khi mổ xẻ tận gốc, không tái phát.

*Hậu quả về sau:

Không có tai hại, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng ở những vị trí quan

KHỐI U ÁC TÍNH

Tổ chức tế bào kết cấu không theo quy tắc, khác biệt rất nhiều với tế bào bình thường, thường có dị hình hoặc hình dạng ấu trĩ. Sinh trưởng có tính lan tràn, không giới hạn.
Không có hoặc không hoàn chỉnh.

Mặt ngoài sần sùi dễ thành các mụn 15 loét.

Tốc độ sinh trưởng nhanh, trong một thời gian ngắn đã to thấy rõ, thường xuất hiện các mụn hoại tử, chảy máu.
Thường phát sinh cục bộ hoặc di chuyển nhanh.

Không dễ mổ xẻ tận gốc, rất dễ tái phát. Không tốt. về sau thường phát sinh các bệnh nguy hiểm, de dọa tính mệnh. Ngắn hơn.

trọng có thể uy hiếp tính mệnh.

*Thời gian bệnh: Dài.

ung thư ác tính
ung thư ác tính

4. Thế nào là ung thư nguyên phát?

Ưng thư nguyên phát là các tế bào bình thường của các tô chức hay cơ quan, dưới tác dụng lâu dài của các nhân tố nội tại hay ngoại giới gây ung thư, lần lần chuyển biến thành tế bào ung thư, có hình dạng các khối u nên gọi là “ung thư nguyên phát” hoặc gọi là “khối u lành tính biến thành ác tính”. Ung thư nguyên phát chiếm phần quan trọng trong các chứng ung thư ác tính. Trong cơ thể con người, ngoài các móng tay, móng chân ra, hầu hết ở các bộ vị khác, tất cả các cơ quan và tổ chức đều có thể phát sinh bệnh ung thư nguyên phát.

ung thư nguyên phát
ung thư nguyên phát

5. Thế nào là ung thư di căn?

Ung thư di căn là các tế bào ung thư từ chỗ phát bệnh đầu tiên xâm nhập vào mạch máu, tuyến lâm ba, vào xoang tủy và máu, cho đến những bộ phận xa là các cơ quan nội tạng, hình thành loại ung thư giống hệt như loại ung thư nguyên phát. Ung thư di căn cần phù hợp 2 điều kiện:
Một là vị trí phát sinh ung thư cách xa vị trí ung thư nguyên phát. Hai là tính

chất của chứng ung thư đó phải giống hệt như chứng ung thư nguyên phát.

ung thư tực tràng di căn
ung thư tực tràng di căn

6. Cách thức sinh trưởng của ung thư như thế nào?

Bệnh ung thư sinh trưởng theo cách thức có tính thâm nhập từ từ, các tế bào ung thư tấn công vào các khe hở, các ống dẫn của các tế bào bình thường của các tổ chức chung quanh. Chúng xâm nhập và phát triển cho nên người ta khó phân biệt rõ giới hạn giữa các tổ chức bình thường và các tổ chức bị ung thư. Cách thức sinh trưởng này được xem là “sinh trưởng có tính phá hoại”.
Các khối u nổi lên ở da hoặc ở các tầng của ống dẫn phát triển ra phía bên ngoài của có thể hoặc tiến sâu vào trong các cố quan, cho nên đột nhiên có những khối u sưng lên thình lình, cách thức sinh trưởng này được gọi là “sinh trưởng có tính ngoại
sinh”.

7. Thế nào là sự di căn của ung thư?

Gọi là “di căn” nghĩa là các tế bào của các khối u ác tính, sau khi biến mất ở chỗ sinh ra đầu tiên, nó sẽ thông qua các con đường khác đi đến những vị trí khác nhau, vừa tiếp tục sinh trưởng các khối u có tính chất giống như khối u ác tính trước đây, các khối u ác tính này nên gọi là “khuyếch tán” mới đúng. Khuyếch tán phải bao gồm cả tính thâm nhập và di căn. Bởi vì trước khi di căn nó phải thâm nhập, cho nên di căn là hậu quả nghiêm trọng của sự thâm nhập. Các khối u ác tính thông qua các ống lâm ba, mạch máu, rồi cấy giống ở các tổ chức khác.

8. Những nhân tố dỉ căn của ung thư gồm có những gì?

– Mức độ phân hóa của các tổ chức bị ung thư:

Nói một cách tổng quát, mức độ phân hóa của bệnh ung thư càng thấp, tính thâm nhập càng rõ ràng, thì sự di căn phát triển càng sớm.
– Đặc điểm của cơ quan bị thâm nhập:

Bệnh ung thư rất dễ dàng di căn đến các cơ quan nào được máu cung ứng đầy đủ nhất như xương, não và gan.
– Các kích thích máy móc đối với khối u nguyên phát:

Đối với các khối u mới được hình thành bởi các khối u ác tính, nhất là các khối u thịt, nếu bị xoa ấn hoặc bị kiểm tra bằng những biện pháp không cần thiết (như ghim kim để kiểm tra) có thể làm cho các tế bào ung thư dễ xâm nhập vào hệ thống huyết dịch, càng tăng thêm nguy cơ ung thư mau di chuyển hơn.
– Trạng thái của cơ thể:

Tình trạng cơ thể của bệnh nhân suy yếu, hoặc công năng miễn dịch giảm sút đều là cơ hội tốt cho bệnh ung thư di chuyển.

9. Căn cứ vào tình trạng thân thể của bệnh nhân người ta phân ra các thời kỳ bệnh như thế nào?

– Thời kỳ đầu:

Tình trạng cơ thể vẫn bình thường, bệnh nhân không có nhiều triệu chứng mắc bệnh, vẫn tham gia lao động bình thường. Thế tích của khối u còn nhỏ, chỉ nằm trong một bộ phận của cơ quan nào đó. Phần lớn chỉ được phát hiện khi kiểm tra sức khỏe toàn bộ, hoặc kiểm tra các chứng ung thư theo thông lệ. Lúc đó bệnh nhân hoàn toàn không cảm nhận được.
– Thời kỳ giữa:

Tình trạng cơ thể đều suy sụp, bệnh nhân đã thấy những triệu chứng bệnh tật, nhưng vẫn còn có thể tham gia lao động chút ít. Khối u đã tương đối lớn, có khi to hơn

cả một cơ quan nội tạng của bệnh nhân. Đã có sự xâm nhập qua các tổ chức lân cận theo mức độ khác nhau, cho đến khi xuất hiện các hạch lâm ba ở xung quanh. Nhưng nó vẫn chưa Di chuyển ra ngoài.
– Thời kỳ cuối:

Tình trạng cơ thể suy sụp hoàn toàn, chứng bệnh bộc lộ rõ ràng, bệnh nhân không còn sức lực, phạm vi khối u lan rộng và có hiện tượng di căn đến các vùng ở xa.

10. Cách sinh hoạt của con người có liên quan gì đến chứng bệnh ung thư không?

Người ta đã thông kê, trong số người chết vì bệnh ung thư: 35% là do thường hút thuốc, nát rượu (loại rượu có nồng độ quá cao và uống quá nhiều); 45% do số lượng dinh dưỡng trong ăn uống (thức ăn quá cay nóng, lượng dầu mỡ quá nhiều, béo phì, đặc biệt là những người nặng quá 180kg, thiếu các vitamin thực vật, chẳng hạn như cơ thể không đủ lượng vitamin A, v.v.); 5% do tiếp xúc lâu dài với chất gây bệnh ung thư; 3% do bức xạ điện ly; 2% do khối u lành tính chuyến biến; 1% do dùng các loại thuốc khi chữa trị. Các nhân tố khác như cảm nhiễm, hành vi giới tính, v.v…

ung thư do hút thuốc
ung thư do hút thuốc

11. Ăn quá nhiều muối có thể bị ung thư không? Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu là vừa đủ?

Mọi người đều cho rằng, muối không phải là chất gây ra bệnh ung thư, nhưng

ăn quá nhiều muối sẽ làm hại màng bao tử vì chất dịch bảo vệ màng bao tử bị phá hoại, do đó tế bào bình thường của màng bao tử sẽ bị phơi lộ ra ngoài dễ bị các chất gây ung thư xâm nhập.
Năm 1988 ở Thụy Điển có một cuộc hội nghị y học quốc tế, thảo luận đề tài

“Muối và bệnh tật”. Một bác sỹ người Mỹ báo cáo:

“Một loạt thí nghiệm trên các loài động vật và con người đã chứng minh cơ thể con người càng ăn lượng muối nhiều chừng nào thì tỷ lệ mắc các bệnh ung thư gan, ung thư thực quản, ung thư bàng quang càng cao chừng nấy.”
Đo đó trong lúc ăn uống, không nên dùng những thức ăn quá nhiều muối để tránh tốn hại sức khỏe.
Giới y học Trung Quốc đề nghị lượng muối mỗi người nên ăn hàng ngày như sau: ở miền Nam Trung Quốc, mỗi người nên ăn tối đa là 7gr muối một ngày, còn ở miền Bắc lạnh hơn, dùng không quá 10gr một ngày (người trong điều kiện làm việc và sinh hoạt, có thể tối thiểu cần 5gr muối một ngày).

Tìm hiểu thêm về các thực phẩm dinh dưỡng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư như :

ung thư gan
ung thư gan

12. Phơi nắng quá nhiều có thể bị ung thư không?

Mọi người đều cho rằng phơi nắng thường rất có ích cho sức khỏe.

Nhưng trong những ngày nóng bức, nếu xem thường việc bảo vệ da, đế ánh mặt trời nóng chiếu quá nhiều và quá lâu vào da thịt, có thể làm tổn thương làn da. Trong ánh sáng mặt trời có tia tử ngoại làn sóng rất ngắn, cơ thể sau khi bị nó chiếu thẳng vào da sẽ có hiện tượng sung huyết cục bộ, bị sưng phù, bị những vết bầm đen, nghiêm trọng hơn sẽ nối những mụn nước rất nóng, người bệnh có cảm giác như bị bỏng và đau đớn. Có khi võng mạc của mắt bị sung huyết, mặt mũi sưng phù, buồn nôn, hồi hộp, choáng váng phản ứng như bị cảm nắng. Tia tử ngoại chiếu vào cơ thể lâu dài thì các tổ chức và tế bào da sẽ biến đổi, các hạch đường và hạch acid trong tế bào cũng sẽ biến đổi, từ đó cơ thể có thể phát sinh ung thư.

13. Nhân tố tinh thần có quan hệ gì với bệnh ung thư?

Các nhà khoa học sau khi nghiên cứu và phân tích một số lớn bệnh nhân đang điều trị, cũng như thí nghiệm trên các loài động vật, đều chỉ ra rất rõ ràng, khi con người bị kích động đột ngột, tín hiệu kịch động được truyền đến khu não bộ phía dưới, vừa gây ra hai phản ứng:
– Một là ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.

– Hai là điều tiết công năng hoạt động của não thùy thể.

Dưới ảnh hưởng của những kích thích không tốt, công năng điều tiết nội tiết tố của não thùy thế bị giảm sút. làm cho nội tiết tố bị rối loạn. Nặng hơn nữa là ảnh hưởng đến công năng miễn dịch của cơ thể, mô tim, hạch lâm ba và cơ quan tạo ra bạch huyết cầu sẽ bị giảm xuống, số lượng tế bào bạch huyết trong máu sẽ tụt giảm. Công năng miễn dịch của Cơ thể bị sút giảm, thúc đẩy tế bào ung thư sinh trưởng và phát triển mạnh hơn. Đông y nhấn mạnh thất tình của con người (mừng, giận, lo, nghĩ, buồn, sợ, hốt hoang) là những nhân tố quan trọng gây ra bệnh tật. Con người do tinh thần bị kích động, tình cảm dao dộng, dần đến âm dương mất hài hòa, khí huyết hỗn loạn, công năng của tạng phủ cũng xáo trộn. Chính khí hao tổn, thúc đẩy các loại bệnh tật sinh ra và phát triển.

14. Bệnh ung thư phát sinh có liên quan gì đến công năng miễn dịch của cơ thể không?

Sức miễn dịch của có thể khoe mạnh có tác dụng chống lại bệnh ung thư, bởi vì tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh của cơ thể có sự khác biệt rất lớn, thuộc “loại khác

giống”. Nói một cách cụ thể, sức miễn dịch chống cự quyết liệt bệnh ung thự, chính nhờ sức miễn dịch của các tế bào và các chất miễn dịch tích cực (kháng thể) mà cơ thể kịp nhận biết được sự đột biến trong các tế bào nhiễm bệnh, trong đó có tế bào ung thư, và sau đó sẽ tấn công và tiêu diệt chúng.
Tác dụng này còn dược gọi là “tác dụng giám thị miễn dịch”, là hệ thống cảnh cáo rất tốt của cơ thể con người.
Nói tóm lại, sức miễn dịch bình thường có tác dụng chống lại bệnh ung thư, khi sức miễn dịch bị suy giảm sẽ thúc đẩy các bệnh ung thư phát sinh. Cho nên, ứng dụng hợp lý năng lực miễn dịch dế khống chế bệnh tật, tránh làm tốn thương đến hệ thống miễn dịch là một điều cực kỳ quan trọng. Đồng thời, sử dụng các phương pháp điều chỉnh tốt hệ thống miễn dịch, tăng cường sức miễn dịch của cơ thể, đó là mở ra một con đường mới để chữa trị các bệnh ung thư, đó gọi là “liệu pháp miễn dịch”, dùng chữa các loại bệnh ung thư vốn chưa có thuốc đặc trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger